'Lớp 50 học sinh thì 46 em đã biết đọc, viết trước khi vào lớp 1!'
Tại TP.HCM, thị trường tiêu thụ ổn định, nguồn cung luôn được đảm bảo khiến thịt heo ít biến động. Giá heo mảnh tại chợ đầu mối dao động 70.000 - 75.000 đồng/kg. Giá thịt heo phổ biến như: thịt ba rọi 107.000 đồng/kg, sườn non từ 140.000 đồng/kg, sườn già 96.000 đồng/kg, nạc vai 95.000 đồng/kg, chân giò rút xương 106.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 165.000 đồng/kg…Thế giới đang làm gì để đối phó đại dịch tiếp theo Covid-19 ?
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt.
Hải Phòng: Đăng tin sai sự thật trên Facebook, nam thanh niên bị phạt 10 triệu đồng
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
+Pha úp rổ của năm: Kentrell Barkley (CLB Saigon Heat)
Hơn trăm ngàn tỉ đồng được huy động thông qua trái phiếu doanh nghiệp
Giá cà phê robusta trên sàn London kỳ hạn giao tháng 7 tăng 36 USD lên 3.414 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 33 USD lên 3.338 USD/tấn và kỳ hạn tháng 11 tăng 33 USD lên 3.259 USD/tấn.